Tết này uống trà như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Uống trà ngày tết là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của người Việt Nam chúng ta. Một bình trà nóng bên cạnh đĩa bánh mứt, hoa quả khiến cho câu chuyện đầu năm cứ thế rôm rả không dứt. Thế nhưng trà không phải là loại nước uống thông thường mà nó còn mang nhiều lợi ích về sức khỏe. Bạn đã biết uống trà như thế nào để trà phát huy hết lợi ích của mình chưa?
Cách pha trà đúng
Trà ngon hay không còn tùy thuộc vào việc bạn pha nó có đúng cách hay không. Nước pha trà phải là loại nước sạch được đun ở nhiệt độ 100 độ C, chỉ có nhiệt độ này mới đảm bảo lấy được hết tinh chất của lá trà. Sau khi pha xong phải để trà ngấm 3 – 5 phút rồi mới uống.
Nước pha trà phải đạt 100 độ C
Nghệ thuật uống trà nằm ở 4 yếu tố “nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ bình, ngũ quần anh” cho ta thấy nước là yếu tố quan trọng nhất, trà đứng thứ hai, cách pha thứ ba và thứ tư là bình dùng để pha trà. Bạn có thể dùng bình trà thủy tinh, bình sứ, bình gốm… miễn sao nó có thể làm nổi bật được hương, sắc và vị của từng loại trà, phù hợp với không gian sử dụng.
Một số bình trà phù hợp với không gian hiện đại, nổi bật với tính năng an toàn và tiện lợi, giúp trà pha ngon hơn, đẹp mắt hơn bạn có thể tham khảo thêm tại đây
5 không khi uống trà
Trà là loại thức uống tốt cho sức khỏe con người, nhất là dịp tết khi cơ thể chúng ta nạp quá nhiều dưỡng chất, trà sẽ thanh lọc giúp tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên để trà đạt được hiệu quả như mong muốn thì dưới đây là 5 không người dùng cần lưu ý:
- Không uống trà sau khi ăn: Trà không nên là thức uống tráng miệng vì axit tanna có trong trà kết hợp với chất sắt có trong thức ăn gây khó tiêu, loãng dịch dạ dày, khiến hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn, cơ thể thiếu sắt. Nên uống trà sau khi ăn 20 phút là tốt nhất.
- Không uống trà quá nóng: Nước pha trà đòi hỏi nhiệt độ cao nhưng khi uống không nên uống trà nóng, mặc dù cảm giác vừa thổi vừa uống rất tuyệt. Uống trà nóng ảnh hưởng đến khoang miệng và thực quản, là nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản. Ngược lại, cũng không nên uống trà lạnh, trà nguội dễ gây lạnh bụng. Nên uống trà ở nhiệt độ vừa phải để thưởng thức tách trà một cách ngon nhất và đảm bảo sức khỏe.
Không uống trà khi nước còn quá nóng
- Không kết hợp trà với sữa: Mặc dù đây là món khoái khẩu của rất nhiều người nhưng nếu trà kết hợp với sữa sẽ làm giảm tác dụng của các chất ngăn ngừa bệnh tim mạch có trong trà.
- Không uống trà khi mắc các bệnh sau: Những người bị sỏi thận, loét dạ dày, táo bón, cao huyết áp không nên uống trà. Cafein có trong trà sẽ khiến bệnh tình của những người này ngày một nặng hơn.
- Không pha lại bã trà đã dùng qua đêm: Chúng ta thường dùng bã trà để chế nước nhiều lần, nhưng thói quen này không nên duy trì nếu bã trà đã để qua đêm. Dù bảo quản kỹ cỡ nào thì bã trà khi để qua đêm thường nảy sinh nấm mốc và các vi sinh độc hại. Đừng tiếc một ấm trà cũ mà bỏ qua vị ngon của ấm trà mới cũng như những vấn đề về sức khỏe.
Tết lựa chọn uống trà để giảm cân, thải độc
Không phải ai cũng thích trà thay cho các loại nước hấp dẫn khác như rượu, bia, nước ngọt có ga… vì vậy để trà trở thành thức uống tuyệt vời cho ngày tết thì chúng ta nên có lý do cho sự lựa chọn này. Lý do để chọn trà làm nước uống chính là vì để giảm cân và thải độc cho cơ thể. Tết, cơ thể chúng ta dung nạp rất nhiều năng lượng dư thừa và lượng mỡ được tích trữ. Nước ngọt hay rượu bia chỉ khiến tình hình tệ hơn mà thôi. Nhưng trà lại khác, nó giúp cơ thể giải nhiệt, thải độc, thanh lọc cơ thể. Còn nữa, uống trà là một trong những cách để kiểm soát cân nặng tăng vù vù trong ngày tết.
Ngoài trà, bạn có thể chọn các loại nước uống khác có lợi cho sức khỏe như nước dừa, rau má, atiso… Xem thêm bài viết 5 thức uống thanh nhiệt tuyệt vời cho ngày tết để biết thêm thông tin.