Đây là 3 món ăn không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán Việt Nam
Với những vật dụng sẵn có trong bếp nhà như tô, chén, dĩa thủy tinh, hũ thủy tinh, nồi chảo chống dính cao cấp… chị em nội trợ hãy cùng Sapakitchen vào bếp chuẩn bị 3 món ngon không thể thiếu trong dịp Tết này!
Nội dung chính
Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu những món ngon truyền thống (Ảnh minh họa)
Làm dưa món củ kiệu đựng trong hũ thủy tinh đón Tết
Dưa món củ kiệu là món ăn truyền thống xuất hiện nhiều trong mâm cơm ngày Tết của các gia đình ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Dưa món củ kiệu ăn kèm với bánh chưng, bánh tét, thịt luộc hay chả giò… vị rất ngon và không ngấy.
Vào ngày Tết, nhiều chị em nội trợ thường chuẩn bị những hũ thủy tinh đẹp, cao cấp để đựng dưa món củ kiệu vừa an toàn cho sức khỏe vừa giúp món ăn thêm ngon miệng, hấp dẫn.
=> Xem thêm:
Làm dưa món củ kiệu đựng trong hũ thủy tinh đón Tết (Ảnh minh họa)
Để làm dưa món củ kiệu chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu:
- Đu đủ xanh,
- Cà rốt,
- Củ kiệu,
- Củ cải,
- Hành hương,
- Ớt thái,
- Gia vị: nước mắm, đường.
Củ cải và cà rốt là 2 nguyên liệu cần thiết cho món này
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đu đủ xanh, cà rốt, củ cải, hành hương cạo vỏ, rửa sạch và ngâm trong nước lạnh khoảng 30 đến 60 phút.
- Thái đu đủ, cà rốt, củ cải thành các miếng nhỏ vừa ăn rồi ngâm vào nước muối cùng với hớt đã rửa và cắt lát trong khoảng 1 đêm. Củ kiệu tươi bóc bỏ vỏ, rửa sạch và cũng ngâm chung với hỗn hợp này.
- Sau 1 đêm, đổ hỗn hợp ra rổ hay mâm, lọc hết nước và mang phơi khoảng 1 ngày cho héo.
Bước 2: Chế biến
- Cho đường vào mắm với tỉ lệ vừa phải tùy theo lượng rau củ đã chuẩn bị.
- Đun khoảng 10-15 phút để đường hòa tan rồi để mắm nguội bớt, hớt bọt cho sạch.
- Cho hỗn hợp rau củ vào hũ thủy tinh đã rửa sạch và lau khô rồi đổ mắm vào sao cho mắm ngập đều rau củ.
Lựa chọn hũ thủy tinh cao cấp để đựng dưa món củ kiệu (Ảnh minh họa)
- Đậy nắp hũ lại, để nơi thoáng khí, sau khoảng hơn 1 tuần là có thể thưởng thức.
Bước 3: Trưng bày và thưởng thức
Dưa món củ kiệu xuất hiện trên bàn ăn ngày Tết thường được bày trong những chén, đĩa thủy tinh trông vừa đẹp mắt vừa kích thích vị giác. Món ăn truyền thống dễ làm này từ lâu đã như một đặc trưng ẩm thực không thể thiếu trong văn hóa Việt.
Dưa món củ kiệu – món ăn đặc trưng ngày Tết
=> Xem thêm: Đa dạng kiểu dáng đĩa thủy tinh - thỏa sức lựa chọn cho ngày Tết
Nấu thịt kho tàu bằng nồi chống dính cho mâm cơm ngày Tết thêm “hương sắc”
Tết miền Nam không thể thiếu thịt kho tàu
Thịt kho tàu cũng là một món ăn truyền thống ở nhiều gia đình miền Nam Việt Nam. Để món ăn thơm ngon đúng vị, các bà nội trợ thường chuẩn bị những chiếc nồi, chảo chống dính cao cấp, vừa tiện lợi vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình. Nguyên liệu cần có cho món ăn này bao gồm:
- Thịt ba chỉ hoặc thịt mông, thịt đùi lợn có cả phần nạc lẫn phần mỡ,
- Trứng: có thể là trứng cút, trứng vịt hoặc trứng gà,
- Hành củ, tỏi, ớt băm nhuyễn,
- Nước dừa,
- Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối, đường, tiêu,…
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt rửa sạch, cắt lát vừa ăn. Lưu ý không cắt thịt quá nhỏ vì khi kho dễ bị nát, cũng không cắt quá to vì thịt sẽ dai, lâu chín.
- Trứng luộc chín, bóc bỏ vỏ.
- Ướp thịt với hành, ớt, tỏi và gia vị vừa ăn trong khoảng 30 phút.
Vài nguyên liệu cần thiết cho món thịt kho tàu
Bước 2: Chế biến
- Cho nồi chống dính lên bếp kèm chút dầu ăn.
- Đợi dầu nóng thì cho vào khoảng 1 muỗng cà phê đường để làm nước màu.
- Khi dầu ăn chuyển màu vàng nâu thì cho thịt đã ướp gia vị vào, đảo đều trong 10 đến 15 phút.
- Cho nước dừa vào, đun lửa nhỏ trong khoảng 10 phút nữa rồi cho thêm trứng vào.
- Nêm nếm lại gia vị vừa ăn và tiếp tục đun lửa nhỏ cho đến khi nước dừa gần cạn và thịt chín mềm. Trường hợp nước cạn mà thịt vẫn dai thì có thể thêm vào ít nước ấm và tiếp tục đun cho tới khi cảm thấy món ăn đã có thể dùng được.
Lưu ý là nên chọn loại nồi chống dính cao cấp có nắp đậy tiện dụng để món ăn trọn vị, không cháy khét trong quá trình chế biến và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người thưởng thức.
=> Xem thêm: Nồi chống dính cao cấp, chính hãng Pháp, Đức, giá phải chăng
Lựa chọn nồi chống dính cao cấp cho món thịt kho trọn vị
Bước 3: Trưng bày và thường thức
Thịt kho tàu ngày Tết nên bày trong tô thủy tinh hay đĩa thủy tinh, món ăn sẽ hấp dẫn và đưa cơm hơn. Miếng thịt cả nạc lẫn mỡ, vị béo ngậy, màu sắc ấm ấp mang lại ý nghĩa đủ đầy, sung túc cho năm mới.
Món này có thể hâm lại và dùng trong vài ngày Tết mà vẫn không bị mất đi hương vị vốn có của nó.
Luộc gà thơm ngon đúng vị cho mâm cỗ ngày Tết luôn đủ đầy
Trong quan niệm của người Việt, gà mang đến sự may mắn và khởi đầu thuận lợi cho một năm mới. Vì vậy, mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món này.
Thịt gà luộc bày trên đĩa thủy tinh tròn hay đĩa ovan nhìn bắt mắt và hấp dẫn, mang tới cho mâm cỗ hay bàn tiệc đãi khách một sự tinh tế, đủ đầy.
- Gà luộc thơm ngon cho mâm cơm ngày Tết
Để có được đĩa gà luộc thơm ngon đúng vị, chúng ta cần chuẩn bị:
- 1 con gà trống hoặc mái,
- Hành củ, gừng,
- Lá chanh, quả chanh.
- Muối tiêu.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gà cắt tiết, nhổ lông, làm sạch.
- Gừng cạo vỏ, thái lát.
- Lá chanh rửa sạch.
Bước 2: Chế biến
- Nên chọn một chiếc nồi thủy tinh hoặc nồi chống dính cao cấp để luộc gà thơm, vừa chín và an toàn cho sức khỏe. Cho gà và nồi kèm theo nước và 1 ít mối sao cho gà ngập nước.
- Đun cho tới khi nước sôi thì cho vào vài lát gừng và hành để thịt thơm hơn.
- Vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun cho tới khi thịt ra chín.
Bước 3: Trưng bày và thưởng thức
Nếu thịt gà dùng cho mâm cỗ cúng ông bà, Tổ tiên thì thường để nguyên con, bày ra đĩa thủy tinh. Sau khi cúng thì mới chặt nhỏ ra thành các miếng vừa ăn để thưởng thức kèm muối tiêu chanh và lá chanh.
Gà luộc tươi ngon cho mâm cỗ dâng cúng Tổ tiên
Tết này, với những món ngon trên cùng với đồ thủy tinh gia dụng nhà bếp sẵn có, chị em sẽ chẳng cần phải lo mâm cỗ ngày Tết thiếu đi hương vị truyền thống của đất Việt.