Đánh giá ưu và nhược điểm của các đồ vật làm bằng thủy tinh
Các đồ gia dụng quen thuộc như đĩa thủy tinh, hộp thủy tinh, ly thủy tinh, bình nước thủy tinh,… hẳn đã gắn bó mật thiết với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong quá trình sử dụng có bao giờ bạn thử ngồi liệt kê những ưu và nhược điểm của chúng, từ đó tìm ra phương án bảo quản để tăng độ bền? Nếu chưa thì hãy để giúp tôi giúp bạn!
Nội dung chính
Ưu điểm của các đồ vật làm bằng thủy tinh
Đồ thủy tinh đang là lựa chọn số 1 của nhiều bà nội trợ (Ảnh minh họa)
Những ai đã và đang sử dụng đồ thủy tinh hẳn sẽ không khó để nhận ra những ưu điểm vượt trội của loại chất liệu này. Có thể kể đến như:
- An toàn cho sức khỏe: Đặc điểm đầu tiên khiến thủy tinh được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn đó là an toàn cho sức khỏe nhờ đặc tính không bị oxy hóa. Nếu như nhựa hay inox có thể sản sinh ra chất gây hại cho cơ thể trong quá trình sử dụng thì với thủy tinh, điều đó sẽ không xảy ra. Đặc biệt hơn, nhiều sản phẩm được làm từ thủy tinh chịu nhiệt có thể dùng bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, đun nấu trong lò vi sóng… vừa an toàn vừa tiện dụng.
- Đẹp và sang trọng: Đây là điều chắc chắn. Thủy tinh có độ sáng, đẹp nên được ứng dụng nhiều trong trang trí nội thất. Song song đó, đồ gia dụng nhà bếp như đĩa thủy tinh, chén thủy tinh, tô thủy tinh,… cũng đang là lựa chọn số 1 của nhiều bà nội trợ Việt. Màu sắc của thủy tinh nhờ trong suốt nên lâu cũ và chỉ cần chùi rửa thường xuyên là có thể dùng như mới.
- Dễ chùi rửa, không bám mùi: Các chất bám trên thủy tinh rất dễ chùi rửa. Chính vì thế, dù dùng bao lâu thì cũng sẽ trông như mới. Các mùi, tạp chất bám vài đồ dùng bằng thủy tinh cũng có thể dễ dàng bị trôi đi sau khi chùi rửa nên được xem là khá tiện lợi.
Nhược điểm của các đồ vật làm bằng thủy tinh
Nói đi thì cũng phải nói lại, không gì là hoàn hảo một cách trọn vẹn. Đồ thủy tinh cũng thể. Nhìn nhận những ưu điểm của chúng thì chúng ta cũng khó phủ nhận được các nhược điểm vốn có như:
- Dễ vỡ: Một chiếc ly, chén hay tô bằng nhựa, inox bị rơi vài lần vẫn không ảnh hưởng gì. Còn với thủy tinh, chỉ với một cú rơi nhẹ, chúng có thể bị vỡ vụn và phải vứt đi.
- Trọng lượng nặng hơn đồ inox, nhựa: Điều này cũng phần nào tạo nên bất tiện một số đối tượng, chẳng hạn như nhân viên văn phòng dùng hộp đựng cơm bằng thủy tinh, hàng ngày phải mang theo đến công ty.
Đồ dùng bằng thủy tinh rất dễ vỡ (Ảnh minh họa)
- Giá thành cao: So với nhựa, inox hay đồ sứ thì hiện nay, giá cả các mặt hàng làm bằng thủy tinh đang ở mức khá cao. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe cũng như đánh giá khách quan từ những ưu điểm trên, nhiều người vẫn ưu tiên lựa chọn đồ thủy tinh cho gian bếp nhà mình.
Những nhược điểm trên tồn tại ở đồ dùng thủy tinh thông thường, bạn có thể lựa chọn đồ dùng thủy tinh cao cấp đến từ các thương hiệu nổi tiếng được phân phối tại sapakichen với thiết kế mỏng nhẹ, khả băng chịu lực gấp ba lần cùng giá cả hợp lý ( Click xem thêm về sản phẩm Sapakitchen )
Phương án bảo quản để tăng độ bền cho đồ thủy tinh
Từ những ưu, nhược điểm của đồ thủy tinh vừa được phân tích trên, chúng ta có thể liệt kê ra một số phương án bảo quản để tăng độ bền cho thủy tinh. Chẳng hạn như:
- Hạn chế gây sốc nhiệt với những độ dùng làm bằng thủy tinh thông thường (không có khả năng chịu nhiệt).
- Thường xuyên chùi rửa. Rửa đồ thủy tinh bằng đồ rửa mềm, mịn để hạn chế sự trầy xước.
Đồ thủy tinh cần được chùi rửa thường xuyên (Ảnh minh hoạ)
- Hạn chế chồng nhiều đồ thủy tinh lên nhau để tránh ma sát gây trầy xước.
Hoặc bạn có thể chọn cho mình các sản phẩm thủy tinh có độ bền cao như: thủy tinh opal, thủy tinh cường lực từ website sapakitchen.vn
Hãy là bà nội trợ đảm đang biết lựa chọn và sử dụng đồ thủy tinh đúng cách bạn nhé! Vừa đẹp, vừa bền lại mang tới sự an tâm về vấn đề sức khỏe, còn lựa chọn nào lý tưởng hơn!
>>Xem thêm: Đồ thủy tinh dùng lâu có gây hại không