Bí quyết hâm nóng sữa cực chuẩn của mẹ hai con
Không chỉ những bà mẹ mới sinh con lần đầu mà ngay cả những người đã sinh lần hai, lần ba cũng tỏ ra khá vụng về khi hâm nóng sữa cho con. Hầu hết họ làm sai nhưng lại không biết đâu mới là phương pháp chuẩn. Mới đây bà mẹ hai con với kinh nghiệm hâm nóng sữa lâu năm đã chia sẻ kinh nghiệm như sau.
Về thời gian bảo quản sữa mẹ
- Nếu để ở nhiệt độ phòng (khoảng 27 độ C) thì sẽ bảo quản được trong vòng 4 tiếng;
- Nếu để ở ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản sẽ được 2 – 4 ngày;
- Nếu để ở ngăn đá, thời gian bảo quản lên đến 3 tháng.
Sữa bảo quản tủ lạnh hâm nóng sao là đúng cách?
Đối với ngăn mát:
Mẹ lấy sữa để trong tủ lạnh ra ngâm với nước ấm có nhiệt độ 40 độ C. Nên nhớ là nước ấm chứ không phải là nước nóng, nước nóng sẽ làm mất hết các khoáng chất có trong sữa mẹ.
Nếu sữa mẹ đã lấy ra từ ngăn mát một lần, sau khi hâm rồi không nên bảo quản ngăn mát thêm lần nữa. Vì vậy trước đó mẹ hãy xác định lượng mỗi lần trẻ ăn là bao nhiêu để chia nhỏ từng phần, mỗi lần ăn chỉ lấy ra một phần nhất định.
Chia sữa mẹ thành nhiều phần nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh (Ảnh minh họa)
Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ vì sẽ làm mất hết những dưỡng chất cần thiết có trong sữa. Chưa kể, nếu như sữa được bảo quản bằng túi nilon hay hộp nhựa thì nguy cơ nhiễm độc cao vô cùng.
Đối với ngăn đá:
Trước khi con ăn một ngày, mẹ nên lấy sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát để rã đông từ từ. Hoặc dùng nước đá lạnh để rã đông sữa đông đá.
Đến bao giờ sữa chảy mềm hoàn toàn, mẹ lắc nhẹ nhàn để lớp sữa có chất béo với lớp sữa trong được hòa quyện với nhau. Sau đó, quy trình hâm nóng được tiến hành như cách hâm nóng sữa bảo quản ngăn mát nói trên.
Hâm nóng sữa với nhiệt độ nước 40 độ C (Ảnh minh họa)
Hâm nóng sữa không có mùi xà phòng:
Nhiều mẹ cho rằng sữa sau khi cấp đông đưa ra hâm nóng thường có mùi lạ như mùi xà phòng. Nếu quả thật là như vậy thì đó là do sữa mẹ chứa nhiều emzim lipase. Vậy có cách nào để làm tiêu biến bớt mùi xà phòng đó không? Có, các mẹ hãy làm như sau:
Ngay khi vắt sữa ra khuấy đều và cho vào nồi đun, khoảng 82 độ C thì tắt bếp (xuất hiện hạt lăn tăn trên thành). Cho sữa vào ly thủy tinh, đặt ly thủy tinh vào thau nước đá lạnh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Sau khi sữa nguội, cho vào chai thủy tinh loại nhỏ hoặc bịch đựng sữa chuyên dụng có ghi ngày giờ “sản xuất” và bảo quản tủ lạnh bình thường.
Đun nóng sữa mẹ khi cảm thấy đông đá có mùi xà phòng (Ảnh minh họa)
Với cách làm này, lượng kháng thể và chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ mất đi một phần nhưng không đáng kể, nhưng ngược lại mẹ sẽ không nghe mùi xà phòng nữa và bé ăn ngon miệng hơn.