Những món ăn bồi bổ cho sĩ tử mùa thi đại học
Chuẩn bị bước vào mùa thi đại học, các sĩ tử cần những món ăn bổ dưỡng, giúp tăng cường trí não để có thể lực “chiến đấu” với những ngày thi căng thẳng. Bí đỏ, đậu phộng, óc heo, rau xanh đậm... là những thực phẩm ưu tiên hàng đầu cho một thực đơn giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn trước khi “lai kinh ứng thí”.
Nội dung chính
1. Canh bí đỏ hầm đậu phộng
Tác dụng: Không chỉ bổ não, bí đỏ còn rất tốt cho mắt, giúp các sĩ tử vừa có một đầu óc minh mẫn, vừa có một đôi mắt sáng, khỏe.
Nguyên liệu gồm: Bí đỏ, Đậu phộng, Thịt heo bằm.
Thành phầnKhẩu phần: 2 người
Bí đỏ 200 Gr
Đậu phộng 100 Gr
Thịt heo bằm 150 Gr
Muối 1 Muỗng cà phê
Hạt nêm 1 Muỗng cà phê
Tiêu 1/2 Muỗng cà phê
Ngò gai 100 Gr
Ngò om 100 Gr
Dầu ăn2 Muỗng canh
Hướng dẫn thực hiện
1. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, bỏ hạt rồi cắt khúc vừa ăn.
2. Ngò gai, ngò om nhặt, rửa sạch, cắt khúc, để ráo nước.
3. Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn trong nồi, cho thịt heo bằm vào, xào nhanh tay khoảng 3 phút.
4. Tiếp theo, đổ 1 lít nước vào nồi, nấu sôi. Khi nước sôi, cho bí đỏ, đậu phộng vào, nấu khoảng 10 phút.
5. Nêm gia vị 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu cho vừa ăn. Cuối cùng, rắc ngò gai, ngò om vào, tắt bếp.
6. Múc canh ra tô và dùng ngay với cơm. Chúc các bạn thành công, ngon miệng nhé!
2. Tôm xào bông cải xanh
Tác dụng: Cũng như bí đỏ, bông cải xanh rất tốt cho mắt, giúp tăng cường thị lực. Cho những đêm thức khuya ôn bài khiến da dẻ “xuống cấp”, thực phẩm này cũng có tác dụng duy trì vẻ đẹp làn da. Ngoài ra còn hỗ trợ xương, ngăn ngừa tim mạch, ổn định đường huyết...
Nguyên liệu gồm: Tộm, Bông cải xanh (súp lơ xanh).
3. Óc heo chưng đậu xanh
Tác dụng: Không riêng sĩ tử hay dịp thi, thỉnh thoảng khi đầu óc căng thẳng, bạn có thể dùng món óc heo chưng để tăng cường sức khỏe cho não. Óc heo có tác dụng hỗ trợ chứng kém trí nhớ, giấc ngủ chập chờn, thần kinh suy yếu.
Nguyên liệu gồm: Óc heo, Đậu xanh.
4. Cháo cua nấu bí đỏ
Tác dụng: Bí đỏ là thực phẩm không những làm tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn chứa nhiều vitamin A giúp sáng mắt.
Nguyên liệu gồm: Bí đỏ, Gạo, Thịt cua.
Thành phầnKhẩu phần: 1 người
Gạo 40 Gr
Bí đỏ 100 Gr
Thịt cua 50 Gr
Hạt nêm 2 Muỗng cà phê
Muối1/4 Muỗng cà phê
Hành tím băm 1 Muỗng canh
Dầu ăn 1 Muỗng canh
Hướng dẫn thực hiện
1. Gạo đem vo sạch rồi cho vào nấu cùng 300ml nước.
2. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
3. Khi cháo gần chín, cho bí đỏ vào nấu nhừ. Nêm 2 muỗng canh hạt nêm.
4. Làm nóng 1 muỗng canh dầu ăn trong chảo, cho 1 muỗng canh hành tím băm vào phi thơm. Sau đó cho thịt cua vào xào. Nêm 1/4 muỗng cà phê muối.
5. Múc cháo bí đỏ ra tô, rắc thịt cua lên là hoàn tất. Khi ăn, trộn đều thịt cua với cháo. Ăn nóng.
5. Nước cốt gà
Tác dụng: Nước cốt gà là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, giúp giảm căng thẳng, suy nhược cơ thể.
Nguyên liệu gồm: Thịt gà.
6. Chè đậu đỏ
Tác dụng: Món ăn này vừa ngon miệng, bổ dưỡng lại còn đem lại may mắn.
Nguyên liệu gồm: Đậu đỏ, Nước cốt dừa.
7. Canh thịt bò kim chi
Tác dụng: Thịt bò chứa nhiều sắt, protein, axit amin… bổ sung năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai cho cơ thể một cách hiệu quả.
Nguyên liệu gồm: Thịt bò, Kim chi cải thảo.
8. Trứng hấp nấm
Tác dụng: Đối với người hoạt động tri óc thì trứng là một loại thực phẩm tuyệt vời bởi vì trong lòng đỏ trứng cũng rất giàu axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ.
Nguyên liệu gồm: Trứng gà, Trứng vịt muối, Nấm đông cô.
Trứng gà 2 Quả
Trứng vịt muối 2 Quả
Trứng bắc thảo 2 Quả
Thịt heo bằm 200 Gr
Nấm đông cô 50 Gr
Tỏi băm 1/2 Muỗng cà phê
Hành tím băm1 Muỗng cà phê
Muối 4 Gr
Đường trắng 12 Gr
Hạt nêm 15 Gr
Tiêu 7 Gr
Dầu mè 15 ml
Dầu ăn 10 ml
Sữa tươi không đường 40 ml
Hướng dẫn thực hiện
1. Nấm đông cô đem ngâm cho nở. Bỏ gốc, cắt nhỏ nấm đông cô, đem rửa sạch và để ráo.
2. Đặt chảo lên bếp, mở lửa vừa, cho 5 ml dầu ăn và 1/2 muỗng cà phê hành tím băm vào phi thơm. Tiếp tục thả nấm đông cô cùng 2g muối, 5g hạt nêm, 5g đường vào, đảo đều. Đến khi nấm mềm, đổ 40 ml sữa tươi vào, nấu thêm 1 phút nữa rồi tắt bếp.
3. Đập và tách riêng lòng đỏ, lòng trắng của 2 quả trứng muối. Lột vỏ, cắt nhỏ trứng bắc thảo.
4. Trộn thịt heo bằm cùng hành tím còn lại, tỏi băm, sốt nấm, 1 quả trứng gà, lòng trắng trứng vịt muối, trứng bắc thảo, 5g đường, 10g hạt nêm, 5g tiêu. Ướp thịt khoảng 30 phút.
5. Đập trứng gà ra chén, nêm cùng 2g muối, 2g đường, 2g hạt nêm, 2g tiêu rồi khuấy đều. Đặt chảo lên bếp, cho 5 ml dầu ăn vào và mở lửa vừa. Khi dầu sôi, nhẹ nhàng đổ trứng vào chiên. Khi trứng gần chín (vẫn còn ướt), dùng cây xúc để lấy trứng ra, cho vào chén.
6. Cho thịt ướp vào chén, vừa đủ ngang với mép của trứng gà. Bỏ lòng đỏ trứng muối vào giữa, ép nhẹ thịt xuống.
7. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín chén trứng rồi đem hấp trong khoảng 30 phút. Dùng tăm xiên vào lòng thịt, nếu kéo ra không có nước trứng thịt dính trên tăm là đã chín.
8. Nhẹ nhàng úp ngược chén vào đĩa để lấy trứng ra. Món trứng hấp có thể dùng chung với cơm, cải chua hoặc các loại rau đều thích hợp.
9. Sữa bắp
Tác dụng: Là nguồn thực phẩm giàu khoáng chất, nên cho các sĩ tử uống một ly sữa cho bữa đêm hoặc các bữa ăn phụ giúp tăng cường năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguyên liệu gồm: Bắp, Sữa tươi.
10. Sinh tố bơ
Tác dụng: Hàm lượng chất béo không bão hòa đơn có nhiều trong quả bơ sẽ thúc đẩy các dây thần kinh trong não bộ hoạt động, giúp việc thu nạp và xử lý thông tin hiệu quả hơn.
Nguyên liệu gồm: Bơ.
Thành phần
Khẩu phần: 2 người
Trái bơ 1
Trái Chuối 2
Lá bạc hà 10
Mật ong 15 ml
Chanh 1/2 Trái
Sữa tươi có đường 60ml
Sữa chua 125 ml
Đá 5 Viên
Hướng dẫn thực hiện
1. Chuối lột vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ. Bơ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ. Bạc hà rửa sạch, lấy khoảng 7 lá.
2. Cho bơ, chuối, sữa tươi, sữa chua, lá bạc hà và đá viên vào máy xay sinh tố. Sau đó, vắt nữa trái chanh vào rồi xay thật mịn tất cả.
3. Cho sinh tố ra ly, trang trí thêm với vài lá bạc hà cho đẹp mắt nữa nhé!
* Những tiết cuối của buổi học hoặc cuối giờ thi do các em bỏ bữa ăn hoặc ăn không đầy đủ trong bữa chính, hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa. Khi bị đói, mức đường trong máu giảm xuống làm các em không thể tập trung trí óc hoặc hoạt động thể lực. Nếu kéo dài tình trạng này thì các em sẽ thấy hoa mắt, bủn rủn, lạnh tay chân, vã mồ hôi có khi ngất xỉu. Đây là triệu chứng của Hạ đường huyết.
Cách đề phòng và cách khắc phục Hạ đường huyết
Cách khắc phục: Uống 1 ly nước đường, ngậm 1-2 viên kẹo, ăn 1 trái chuối...
Cách đề phòng:
- Nên ngủ đủ khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày và giấc ngủ phải có chất lượng.
- Nên hạn chế uống cà phê trong mùa thi vì sẽ dễ bị tim đập nhanh, mau mệt, tuy không buồn ngủ nhưng đầu óc khó tập trung nên dù cố gắng học vẫn khó nhớ bài.
- Tránh ăn quà rong hoặc các hàng quán bên vệ đường kém vệ sinh để tránh bệnh về đường tiêu hoá.
- Nếu phải ăn bên ngoài thì chọn hàng quán sạch sẽ, món ăn nấu chín sôi (phở chín, hủ tíu, mì…) hoặc các món được chế biến và bao gói sạch sẽ (bánh bao, bánh mì, xôi...). Không ăn thực phẩm sống (rau sống, phở tái, nem chua…).
- Tránh uống nước đá bên ngoài do nguồn nước không đảm bảo. Luôn mang theo nước sôi để uống.
- Nên uống thuốc xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng.
Theo chia sẻ của TS.BS. TRẦN THỊ MINH HẠNH (Trưởng Khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
Chúc các sĩ tử có một mùa thi tốt và thành công!
Nguồn Cooky.vn