Trồng cây trong hũ thủy tinh, tại sao không?
Những hũ thủy tinh lớn, hũ thủy tinh nhỏ với đa dạng kiểu dáng, kích cỡ còn được dùng để trồng cây. Nếu chưa từng thử, hãy cùng chúng tôi “bỏ túi” những mẹo nhỏ cực thú vị sau đây!
Nội dung chính
Công dụng của hũ thủy tinh
Hũ thủy tinh có rất nhiều loại. Phổ biến nhất là các dòng hũ thủy tinh nắp nhựa, hũ thủy tinh nắp gỗ được dùng nhiều trong gian bếp của các bà nội trợ.
Hũ thủy tinh là vật dụng quen thuộc và hữu ích trong gian bếp Việt (Ảnh minh họa)
- Tại không gian này, chúng được tận dụng để:
- Đựng gia vị,
- Dùng lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh,
- Lưu trữ thực phẩm khô,
- Dùng đựng kem, làm sữa chua,
Hũ thủy tinh làm sữa chua (Ảnh minh họa)
- Nhiều loại hũ thủy tinh lớn ngâm rượu được xem như “người bạn đồng hành” lý tưởng để các quý ông có món rượu thơm nho, nhâm nhi những ngày buồn.
Bên cạnh đó, tại các quán nước, quán cà phê,… nhiều hũ thủy tinh đẹp có kiểu dáng bắt mắt được tận dụng như những ly đựng sinh tố, nước ép trái cây, trà sữa…
Hũ thủy tinh còn dùng đựng sinh tố, nước ép trái cây (Ảnh minh họa)
Ngoài các công dụng trên, hũ thủy tinh còn được dùng để trang trí cho không gian sống thêm sinh động. Một ý tưởng khá sáng tạo là trồng cây trong hũ thủy tinh. Nếu chưa từng thử thì bạn đừng bỏ qua những chia sẻ tiếp sau đây.
Hũ thủy tinh dùng trang trí (Ảnh minh họa)
Trồng cây trong hũ thủy tinh, tại sao không?
Nếu không dùng hũ thủy tinh để lưu trữ thực phẩm, thức uống, bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng như những chậu trồng cây tiện dụng. Dưới đây là một vài ý tưởng mà bạn có thể thử.
Trồng giá đỗ trong hũ thủy tinh
Giá đỗ là loại rau quen thuộc, là nguyên liệu chính cho những món ăn ngon. Thay vì mua chúng ngoài chợ và đứng trước những lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn có thể trồng ngay tại nhà với những lọ, hũ thủy tinh sẵn có.
Trồng giá đỗ trong hũ thủy tinh
Theo đó, bạn cần chuẩn bị 1 ít hạt đậu xanh, hũ thủy tinh, một miếng khăn lưới mỏng, dây buộc, nước ở nhiệt độ thường. Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Hũ thủy tinh rửa sạch; đậu xanh cũng đãi sạch – loại bỏ những hạt lép.
- Bước 2: Cho đậu xanh vào hũ, chỉ cho khoảng 1/5 hũ, không cho quá nhiều để tránh trường hợp giá mọc không đủ không gian lưu trữ, dẫn đến việc giá đỗ bị hỏng, việc trồng giá trong hũ không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Bước 3: Cho nước vào hũ, đổ gần đầy rồi bịt lại bằng miếng khăn lưới và dây buộc, để dưới ánh sáng mặt trời khoảng 8-10 giờ. Lưu ý không đậy bằng nắp kín vì cần chừa lỗ thông hơi nhỏ để đậu xanh nảy mầm.
- Bước 4: Đổ nước ra ngoài thông qua miếng lưới, cho vào ít nước ấm rồi đổ lại ra ngoài để tạo độ ẩm cho phần đậu xanh bên trong.
- Bước 5: Cho hũ thủy tinh đựng đậu xanh vào nơi tối, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. 1 ngày đổ nước và xả đều như vậy 1-2 lần. Sau 3 đến 4 ngày, bạn sẽ thấy giá đỗ mọc đều trong lọ. Lúc này, bạn có thể lấy ra và dùng cho chế biến món ăn.
Thành phẩm giá đỗ trong hũ thủy tinh
Trồng giá đỗ trong hũ thủy tinh chỉ với 5 bước đơn giản như vậy, bạn còn lo ngại gì mà không thử ngay? Rau ngon, an toàn, những chiếc hũ thủy tinh được tận dụng
Trồng cây cảnh trong hũ thủy tinh
Không gian sống của chúng ta sẽ thêm sinh động và mới lạ nếu bạn biết tận dụng những hũ thủy tinh trồng cây cảnh.
Trồng cây cảnh trong hũ thủy tinh (Ảnh minh họa)
Trồng cây trong hũ hay lọ thủy tinh kín là một phương pháp được gọi với tên nước ngoài là Terrarium. Tùy theo ý tưởng, sự sáng tạo của mỗi người mà sẽ ra những chậu cây cảnh khác nhau tạo nét cá tính riêng, đồng thời mang tới bầu không khí trong lành, mát mẻ cho không gian trưng bày.
Theo đó, bạn cần chuẩn bị:
- Hũ hay lọ thủy tinh kích cỡ vừa phải.
- Loại cây mà bạn muốn trồng. Lưu ý: cây cảnh được trồng phải là loài dễ sống và dễ chăm sóc. Một vài gợi ý cho bạn là cây xương rồng, dương xỉ, hoa đá…
- Đất – nên chọn loại đất giàu dinh dưỡng, 1 ít than hoạt tính hoặc rêu, sỏi, mùn cưa. Những nguyên liệu này bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng cây cảnh.
Trồng cây trong hũ thủy tinh, tại sao không?
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Hũ thủy tinh rửa thật sạch, cho 1 ít sỏi xuống đáy hũ rồi rắc mùn cưa lên trên để giữ ẩm cho đất.
- Bước 2: Cho đất vào hũ, sao cho phần đá, mùn cưa và đất không chiếm quá ½ hũ.
- Bước 3: Phủ 1 lớp rêu hoặc than hoạt tính lên bề mặt đất.
- Bước 4: Trồng cây. Bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo để tạo nên một chậu cây đẹp như ý.
Và điều quan trọng cuối cùng là nhớ chăm sóc chậu cây của mình mỗi ngày bằng cách tưới nước, bón phân, để nơi thích hợp (không quá nóng cũng không quá lạnh) để cây không bị héo bạn nhé!
Không gian sống thêm sinh động cùng cây cảnh trong hũ thủy tinh (Ảnh minh họa)
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều điểm bán hũ thủy tinh Hà Nội, hũ thủy tinh TP.HCM… đẹp với giá phải chăng. Bạn có thể tìm mua để tận dụng cho gian bếp gia đình, bên cạnh đó là tạo nên những chậu cây hữu ích như thế. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi tại Sapakitchen để được tư vấn, hỗ trợ tận tình hơn.
Công ty TNHH Đồ Dùng Gia đình Sapa
Địa Chỉ:
HCM: 65 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
☎ Hotline: 0906 783 781
HN: Số 6 Ngách 3, Ngõ 95 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.
☎ Hotline: 0936 239 818
Website: https://www.sapakitchen.vn/