Nước cam để lâu hơn 1 ngày: không nên uống
Trên các diễn đàn về sức khỏe nhiều chị em có hỏi rằng: Việc vắt nước cam thật nhiều và bảo quản chúng trong tủ lạnh có thể dùng được trong 1 tuần hay không?
Nội dung chính
- Nước cam sẽ thay đổi như thế nào khi để lâu?
- Tại sao nước cam để lâu có vị đắng?
- Một vài lưu ý khi uống nước cam ngon, không sợ đắng
- Gọt bỏ vỏ trước khi vắt
- Để nước cam trong lò vi sóng
- Không uống nước cam vào buổi tối:
- Không uống nước cam sau khi no:
- Không uống nước cam trước khi đánh răng:
- Không uống cam nếu đang bị viêm gan, cao huyết áp:
- Không uống nước cam cùng thuốc kháng sinh:
- Không uống cam nếu bị viêm loét dạ dày:
- Không uống cam trước và sau uống sữa:
Ngoài mùi vị thì giá trị dinh dưỡng của nước cam có bị thay đổi theo thời gian? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết này.
Nước cam sẽ thay đổi như thế nào khi để lâu?
Nước cam là loại nước uống rất tốt cho sức khỏe, chúng cung cấp vitamin kích thích công năng tạo máu, phòng trị chảy máu chân răng. Uống cam không chỉ tốt cho sức khỏe mà làn da, vóc dáng cũng được cải thiện rõ rệt. Đó là lý do nhiều gia đình lựa chọn nước cam là thức uống chính cho gia đình hàng ngày.
Tuy nhiên nước cam chỉ có những tác dụng kể trên khi chúng ta uống sau một thời gian vắt ngắn. Sau khi vắt tốt hơn hết chúng ta nên uống liền. Nhưng nếu không thể uống hết, có thể cho chúng vào chai lọ thủy tinh có nắp hoặc bình thủy tinh đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Dù vậy thời gian bảo quản cũng chỉ có 24 giờ. Càng để lâu nước cam càng mất hết giá trị dinh dưỡng, nhất là Vitamin C. Khi chúng ta uống nước cam vắt để lâu, triệu chứng thường gặp chính là đau bụng đi ngoài.
Cam nên được uống ngay sau khi vắt (Ảnh minh họa)
Tương tự như cách bảo quản nước ép khác, nước cam chỉ có thể bảo quản trong vòng 24 giờ ở ngăn mát tủ lạnh, điều kiện là đựng nước cam trong chai hoặc bình có nắp và màu sẫm.
Có nắp để đảm bảo không xảy ra quá trình nhiễm chéo với thực phẩm khác. Màu sậm để hạn chế việc thất thoát các vitamin bị phân hủy bởi ánh sáng.
=> Xem thêm: Nước ép trái cây có thể cất giữ để uống dần được không?
Tại sao nước cam để lâu có vị đắng?
Chúng ta thường thấy khi để nước cam lâu bên ngoài không khí thường thấy có vị đắng khi uống lại, và lầm tưởng rằng nước cam đã hư.
Điều này hoàn toàn sai lầm.
Ban nên hiểu rằng, trong lúc vắt cam, vỏ cam có chứa một loại dầu sẽ hòa cùng nước cam. Khi để lâu thì dầu nhẹ hơn nước sẽ nổi lên, và chúng ta nếm thường thấy có vị đắng.
Phần dầu trên vỏ cam là hoàn toàn tự nhiên, nó có công dụng làm ấm, tiêu đàm thậm chí hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Một vài lưu ý khi uống nước cam ngon, không sợ đắng
Bên cạnh việc bảo quản nước cam thì cách uống như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số lưu ý khi uống nước cam bạn phải biết:
Gọt bỏ vỏ trước khi vắt
Đây là cách khá mất thời gian nhưng đảm bảo ly nước cam của bạn không bị đắng khi bạn để bên ngoài lâu.
Để nước cam trong lò vi sóng
Việc để nước cam trong lò vi sóng khiến cho chất dầu trên vỏ cam bị bốc hơi đi. Phần ruột cam bên trong cũng sẽ mềm hơn và vắt sẽ nhiều nước hơn.
Tuy nhiên để đảm bảo cho sức khỏe của bạn, chúng tôi khuyên bạn một số lưu ý sau:
Không uống nước cam vào buổi tối:
Vì nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu nên dễ gây tiểu đêm, gây mất ngủ; đồng thời axit có trong cam sẽ tấn công và làm hỏng men răng.
Không uống nước cam sau khi no:
Vì dạ dày khi ăn no đã hoạt động hết công suất nên việc uống thêm 1 ly nước cam chỉ làm gia tăng áp lực cho dạ dày, gây khó chịu, tức bụng.
Không uống nước cam trước khi đánh răng:
Vì axit có trong cam sẽ bám lên răng, dưới tác động chà xát của bàn chải làm cho men răng bị tổn thương nặng nề.
Uống nước cam đúng cách để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)
Không uống cam nếu đang bị viêm gan, cao huyết áp:
Vì nước cam thúc đẩy chức năng giải độc của gan, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cholesterol không tốt cho người bệnh.
Không uống nước cam cùng thuốc kháng sinh:
Axit có trong cam sẽ làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, thay đổi tác dụng thuốc.
Không uống cam nếu bị viêm loét dạ dày:
Vì chúng làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và làm tình trạng viêm loét nặng hơn.
Không uống cam trước và sau uống sữa:
Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…
Cam rất tốt cho sức khỏe nhưng hãy uống cam đúng cách để chúng phát huy tác dụng nhé!
=> Xem thêm: Chai thủy tinh đựng nước ép cao cấp, chính hãng Ý