Cách giữ an toàn cho trẻ với các vật dụng nguy hiểm trong nhà bếp
Vật dụng nhà bếp là nơi chứa rất nhiều dụng cụ cực kỳ nguy hiểm đối với các gia đình có con nhỏ. Nếu vô ý không để các dụng cụ này cẩn thận, hiểm họa cho con nhỏ có thể khôn lường. Một số cách giữ an toàn cho con trẻ đối với các vật dụng nguy hiểm trong bếp dưới đây sẽ giúp bạn phần nào an tâm hơn khi áp dụng.
Nội dung chính
Hãy cất chất tẩy rửa ở ngăn tủ có khóa
Cất chất tẩy rửa, các sản phẩm làm sạch và các hóa chất độc hại dùng trong gia đình khác tuyệt đối phải cất trong một nơi có khóa và tốt nhất là trong một chiếc tủ ở trên cao. Đối với một số trẻ nghịch ngợm nhiều mưu mẹo chúng sẽ tìm cách đề tháo móc an toàn của chốt cửa.
Do đó, nếu con bạn thuộc nhóm này, hãy đặt tất cả các những thứ gây nguy hiểm ở bên ngoài, ở nơi chúng không thể tiếp cận được hay sử dụng một cánh cửa an toàn để giữ trẻ bên ngoài nhà bếp.
Ngoài ra, bạn nên xem xét việc đổi từ hóa chất độc hại như thuốc tẩy clo và chất làm sạch amoniac đựng trong chai thủy tinh để an toàn hơn bằng những sản phẩm tẩy không clo, giấm, hàn the, sáp ong...
Nên giữ bao bì của sản phẩm đã mua
Đối với trẻ hay tìm tòi khám phá thì khi mua các sản phẩm (bao gồm cả hóa chất cho nhà bếp cũng như các vitamin và các loại thuốc) bạn hãy nhớ giữ chúng trong bao bì ban đầu. Đặc biệt, không bao giờ đổ một sản phẩm độc hại vào chung một đồ chứa nào đấy hoặc tệ hơn là cho chúng vào bao bì chứa thực phẩm, bởi điều này có thể dẫn tới những nguy hiểm không lường được của các phản ứng hóa học hoặc trẻ sẽ bị nhầm tưởng là thực phẩm mà sử dụng chúng.
Nên để dao và dụng cụ sắc bén ngoài tầm với của trẻ
Các dụng cụ để dao và các vật sắc bén như bộ xử lý thực phẩm, bạn nên để trong tủ có khóa hoặc tủ trên cao. Còn dụng cụ lột vỏ, đồ nạo, bàn mài và các dụng cụ nhà bếp khác có thể cũng sắc bén nên cũng cần được cất giữ giống như dao. Ngoài ra, những đồ vật như chai, hũ, lọ thủy tinh đựng thực phẩm và đồ sứ cũng nên cất trong tủ ở trên cao.
Không bao giờ để đồ thủy tinh hay dao hoặc thực phẩm và đồ uống trên quầy hay bàn bếp, để trong vài phút cũng không. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng miếng lót đĩa lót nồi hay khăn trải bàn, vì trẻ có thể kéo chúng và những thứ trên nó sẽ rơi xuống mình bé bất cứ lúc nào.
Nên có tủ riêng cho trẻ tự khám phá
Thiết kế cho bé một chiếc tủ riêng để bé có thể mở ra và tìm hiểu, nhưng hãy đặt chiếc tủ ấy không quá gần bếp, gần lò nướng và chọn những món an toàn nhưng thú vị để vào như chiếc chảo nhỏ, thìa gỗ, bát đĩa thủy tinh và những chiếc hũ yaour trống.
Việc này sẽ làm cho bé vô cùng thích thú, ngoài ra bé sẽ không còn tìm cách phá phách một thứ đồ nào khác, trừ khi bé rời khỏi chiếc tủ này. Bạn cũng nên thay đổi một vài thứ trong đó để tạo sự bất ngờ và mới lạ cho bé.
Không nên bế bé khi mang đồ ăn nóng
Khi đang mang thức ăn đồ uống nóng trên một tay, bạn không nên cố gắng để bồng bé trên tay kia. Bạn phải biết chắc rằng bé đang chơi ở đâu để không làm đổ thức ăn nóng trên người bé.
Để đồ ăn vừa nấu ở nơi an toàn
Khi đã nấu ăn xong, bạn hãy chọn nơi an toàn ngoài tầm tay trẻ để đặt thức ăn và nhớ luôn khóa van an toàn của bếp ga khi không sử dụng.
Cất giữ dụng cụ bếp nơi ngăn tủ có khóa cẩn thận
Nếu nhà có máy rửa chén, bạn cần đóng cửa khi không sử dụng và chỉ cho nước rửa chén vào khi sẵn sàng chạy nó, bởi vì nước rửa rất độc hại nếu bé cho vào miệng. Ngoài ra, nếu nhà bếp có thùng chứa rác hãy luôn nó sạch sẽ và luôn đóng nắp kín.
Để bình cứu hỏa ở nơi có nguy cơ dễ phát cháy nhất như gần bếp lò. Hãy học cách sử dụng nó, nhưng chỉ cố gắng dập lửa nếu nó vừa và nhỏ.
Giữ những thứ rác có thể dùng lại như những lon và chai trong 1 cái thùng hoặc giỏ bên ngoài mà trẻ không lấy ra được. Đồng thời vứt bỏ bất cứ cái gì có thể gây nguy hiểm như sắt thép, hũ thủy tinh đã bị vỡ, các kim loại bị hỏng hay kính bị vỡ ra khỏi thùng rác ngay lập tức.
Sử dụng dây đai khi em bé của bạn ngồi ghế cao và không bao giờ rời khỏi bé khi không có người bên cạnh.
Di chuyển lò nướng cùng máy pha cà phê và tất cả các dụng cụ sử dụng điện ra khỏi tầm tay trẻ. Đồng thời tháo phích cắm của chúng và nên cho dây ẩn vào trong khi bạn đang không sử dụng.
Một số thứ như nho tươi, nho khô hay tiền xu và những thứ nho nhỏ khác sẽ đầy nguy cơ khi trẻ nhét chúng vào mũi, tai hoặc bị mắc cổ khi nuốt. Do đó, hãy để chúng ra xa khỏi những chiếc bàn thấp.
Nếu quá khó để vừa trông chừng bé vừa nấu ăn cùng lúc, bạn hãy để bé chơi trong một sân chơi gần đó vì bé có thể hiếu động nhưng vẫn an toàn hơn.