Chế biến thực phẩm an toàn
Chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh và không bị hao hụt chất dinh dưỡng là một trong những cách nâng cao chất lượng bữa ăn, giúp nâng cao sức đề kháng chống nhiễm bệnh và cải thiện sức khỏe.
Nội dung chính
Một số lưu ý khi chế biến các loại thực phẩm :
Rau sống, trộn salad:
Đây là cách ăn giữ được nguyên giá trị các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Chỉ áp dụng với những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những thực phẩm thực sự tươi ngon. Sau khi rửa sạch nên ngâm muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại cho hết mặn. Tuy nhiên, cần chú ý chỉ sơ chế đồ ăn sống ngay trước khi ăn, tránh để quá lâu mà mất chất dinh dưỡng.
Món hấp:
Đây cũng được coi là một trong những cách chế biến giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn. Cần đảm bảo đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín tới, không để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng khi đun ở nhiệt độ cao. Món hấp vừa chín tới sẽ giòn và xanh rất ngon, nên ăn ngay khi vừa mới hấp xong.
Thực phẩm tươi, sống
Cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế, tránh để thời gian quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng.
Luộc và hầm:
Thực phẩm chế biến theo cách này thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, bạn nên giới hạn lượng nước, thời gian khi luộc (hầm) và nhiệt độ khi đun. Nên sử dụng cả nước luộc/hầm để ăn hoặc tận dụng để chế biến thành món ăn khác. Nên dùng nồi áp suất để hầm, vì đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước.
Nướng và rang:
Đây là hai phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Để hạn chế mất chất dinh dưỡng nên sử dụng nướng thực phẩm với lò nướng chuyên dụng.
Món rán/chiên:
Các thực phẩm khi chiên/rán ở nhiệt độ cao thường bị mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó nếu chiên/rán không đúng cách có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe. Nếu chiên những món có kích thước nhỏ như thịt, chả giò,..nên chọn nồi chống dính có thành nồi cao để không bị bắn dầu mỡ ra ngoài. Lưu ý chọn chảo chống dính có chất lượng tốt để khi ở nhiệt độ cao hạn chế thôi ra lớp chống dính ra chung với thức ăn sẽ rất độc.
Chảo chống dính Stoneline - số 1 tại Đức
Một số lưu ý chế biến thực phẩm để đảm bảo chất dinh dưỡng
Trong quá trình chế biến thực phẩm nên thực hiện 3 quy tắc nhằm hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng: Giảm lượng nước sử dụng trong nấu ăn; giảm thời gian nấu ăn và giảm diện tích bề mặt của thực phẩm tiếp xúc với không khí.
Chất đạm (protein): Khi nướng, rán các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Do đó với các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ trên 70 độ C, tốt nhất là 100 độ C để nấu chín và diệt khuẩn.
Chất béo (lipid): Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị oxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt rất có hại đối với cơ thể. Tránh sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao.
Nhóm vitamin và khoáng chất: Các vitamin bị tác động bởi nhiệt. vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20%. Các chất khoáng (canxi, phospho, kali, magiê...) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.
Trong quá trình chế biến thực phẩm, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, cần giữ vệ sinh trong quá trình chế biến bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Biện pháp này có thể ngăn ngừa vi khuẩn nhiễm chéo vào thực phẩm từ các đồ dùng, từ thực phẩm sống và chín. Thức ăn cần nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu. Ngoài ra, dụng cụ dùng để chế biến và chứa thức ăn cần đảm bảo sạch sẽ an toàn như dao, thớt, xoong, bát, đĩa…