Biến tấu thực phẩm thừa sau Tết
Biến tấu thực phẩm thừa sau Tết
Nội dung chính
Sau những ngày Tết, thức ăn thừa là điều băn khoăn của nhiều chị em. Bỏ đi thì tiếc, mà giữ lại thì không biết xử lý như thế nào. Hôm nay, SapaKitchen có một vài mẹo nhỏ giúp “hô biến” những thức ăn thừa sau Tết trở nên hấp dẫn và đưa cơm.
1. Bánh chưng
Hầu hết các loại thức ăn còn thừa đem chế biến lại bằng cách chiên lên sẽ để được lâu hơn là để luộc. Bánh chưng để lâu một là sẽ bị lại gạo, cứng hoặc không sẽ bị mốc ở phần vỏ lá. Cách tốt nhất đối với bánh chưng chưa ăn hết nên để vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể mang luộc lại để bánh mềm, hoặc có thể cắt miếng mỏng đem chiên vàng giòn.
Bạn cho miếng bánh chưng vào chảo, rán lửa vừa, lấy muỗng dằm nhẹ để bánh vàng giòn ngoài mặt còn bên trong mềm và nóng, còn thơm mùi của lá dong.
Theo kinh nghiệm, nếu rán bằng chảo không dính thì bạn có thể không thêm dầu mỡ mà để mỡ trong nhân bánh tươm ra là vừa, tuy nhiên nhiều người vẫn thích có chút dầu để bánh vàng giòn.
Bánh chưng rán dọn ăn với dưa món, củ kiệu, ít dưa góp su hào… chấm xì dầu và chút tương ớt thì còn gì sánh bằng.
2. Gà luộc
Nhiều nhà có truyền thống trên mâm cúng tất niên, cúng đón ông bà về ăn Tết… đều phải có gà luộc, khiến sau Tết trong tủ lạnh ít cũng phải có đến 2 con gà được cài chân rất đẹp mà không biết phải dùng làm gì.
Bạn hãy dành chút thời gian gỡ riêng phần thịt và xương. Xương, đầu cổ, cánh, chân… đem ninh lấy nước dùng nấu miến, cháo, súp…
Dùng gà làm gỏi / nộm (gỏi gà bắp cải rau răm, hoa chuối…) ăn nhẹ bụng, ngon miệng, vừa giúp giải quyết gà vừa giúp ăn hết rau.
Ngoài ra, phần thịt có thể làm chà bông. Bạn xé thịt gà thành sợi, ướp với bột nêm và chút nước mắm cho thơm, sau đó cho cả vào chảo, đảo đều với lửa nhỏ, vừa đảo vừa nêm nếm thêm cho vừa miệng
3. Giò chả và thịt nguội
Chả giò và thịt nguội cũng là nhưng món ăn thường dư ê hề sau Tết. Những món này cũng có thể biến thành bữa sáng cho cả gia đình. Điển hình như bánh cuốn nóng hổi kẹp chả giò, thịt nguội. Nhiều gia đình cũng thích thú với món giò lụa kho mặn với thịt ba rọi.
Ngoài ra bạn có thể mua thêm bánh mì hoặc bánh ướt về và làm bữa sáng cho cả nhà. Hoặc bạn có thể làm món gỏi củ kiệu với chả lụa, hay xào với các loại củ như su hào, mộc nhĩ, cà rốt, … Bạn cũng có thể dùng chúng để rim với tương đen và ớt làm thành món chính ngon miệng
4. Bánh mứt
Các loại mứt thường có rất nhiều đường, dễ bị chảy nước và nấm mốc. Nếu dư mứt, chị em nên cho vào lọ kín hoặc túi nilong, phủ thêm một lớp đường trắng lên trên mứt để chúng hút ẩm mứt bị chảy.
Chú ý, chị em không nên cho mứt vào tủ lạnh vì khi lấy ra ngoài, mứt hút ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi này nở, làm hư mứt.
Bảo quản và lưu ý với thực phẩm tái chế
Khi tái chế thức ăn, chị em nên lưu ý các nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Đã có không ít trường hợp các thành viên trong gia đình bị ngộ độc, rối loại tiêu hóa vì những món ăn tái chế sau Tết.
Để thực phẩm tái sử dụng được vệ sinh, an toàn và ngon miệng, thì phải bảo quản kĩ lưỡng. Đối với các loại thực phẩm chế biến cùng gia vị như chả, nem, thịt, cá… tốt nhất nên để trong hộp thủy tinh (chèn link) đậy kín để tránh bị khô, ám mùi tủ lạnh và vi khuẩn tấn công gây mau hư. Những loại hộp thủy tinh an toàn như Hộp thủy tinh Frigoverre , hộp thủy tinh chịu nhiệt Iwaki
Hộp thủy tinh Frigoverre
Hộp thủy tinh Iwaki
Tuy nhiên, dù sao thức ăn đã chế biến và trải qua một mùa Tết rồi thì không nên để quá lâu. Chị em nên có sự phân loại để “lên lịch” tái chế thức nào trước. Ví dụ các món bò, gà, giò măng… thì nên ưu tiên hàng đầu. Còn các món thịt nguội, giò chả hay đồ khô hơn thì có thể để lâu hơn.
Ngoài ra, các loại trái cây nếu để lâu quá cũng mất bớt vitamin, giảm độ tươi ngon. Trong vòng 1 tuần sau Tết các bà nội trợ cũng nên “xử lý” cho xong các loại trái cây.
Nhiều bà nội trợ có chút lầm lẫn trong việc tái sử dụng đồ ăn đã bắt đầu hư hỏng. đối với bánh chưng, bánh tét có người cho rằng chỉ cần cắt bỏ chỗ mốc, nhũn là có thể ăn được phần còn lại. Về phần trái cây, đoạn bị rục, thối cũng được cắt bỏ và dùng lại phần còn nguyên.
Tuy nhiên, điều này đã được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. Một khi thực phẩm đã lên mốc, nhũn, tức là đã trong quá trình phân hủy. Lúc này vi khuẩn tấn công mạnh mẽ. Không chỉ phần thực phẩm lên mốc, nhũn bị hư. Phần chưa có dấu hiệu cũng đã trong quá trình phân hủy và phát sinh các chất độc hại.
Vì thế, cách tốt nhất là bảo quản thức ăn cho cẩn thận, sớm “tái chế” trước khi hư hỏng. Nếu một khi thức ăn đã có dấu hiệu hư hỏng, chị em không nên vì tiếc. Cố gắng sử dụng lại chỉ “lợi bất cập hại”. Hậu quả là gây nguy hiểm cho sức khỏe gia đình.
Nguồn: Tổng hợp